Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Tạo Máy Ảo Trên ESXi 6.5: Windows Server 2016

  • 1 Kết nối đến ESXi
  • 2 Upload file ISO cài đặt hệ điều hành
  • 3 Tạo máy ảo Windows
  • 4 Cài đặt Windows Server 2016 trên máy ảo

Tiếp theo loạt bài về chủ để Virtualization, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn tạo máy ảo trên ESXi 6.5, và cài đặt Windows Server 2016 trên máy ảo đó.

Kết nối đến ESXi

Trước hết chúng ta kết nối đến ESXi thông qua vSphere (HTML5 Web) Host Client 6.5​
Bạn có thể dùng hostname hoặc IP của ESXi để truy cập.

Upload file ISO cài đặt hệ điều hành

Bước tiếp theo chúng ta phải tải file ISO cài đặt hệ điều hành (Windows/Linux) lên ESXi datastore. Nếu chưa biết cách upload bạn có thể xem bài viết sau: Hướng dẫn upload file lên ESXi datastore
Ngoài ra để đảm bảo sự tương thích, bạn nên kiểm tra VMware Hardware Comparability Lists (HCL)

Tạo máy ảo Windows

Click phải vào Virtual Machine và chọn Create/Register VM. 
Tiếp theo chúng ta tiến hành thiết lập cấu hình cho máy ảo
Đặt tên và chọn các mục phù hợp (Ví dụ tạo máy ảo Windows chạy hệ điều hành Windows Server 2016 thì thiết lập như sau)
Chọn data store
Thiết lập cấu hình cho máy ảo

Mục CD/DVD Drive chọn Datastore ISO file sau đó Browse đến ISO file bạn đã upload lên.

Nhớ tích vào dòng Connect at power on để khi khởi động máy ảo thì có thể cài đặt luôn
Click Finish để hoàn thành cấu hình máy ảo

Cài đặt Windows Server 2016 trên máy ảo

Sau khi cấu hình máy ảo xong, bạn bật máy ảo bằng cách chọn máy ảo muốn bật và click vào Power on
Chúng ta tiến hành cài đặt Windows Server 2016 như bình thường.
Chọn ngôn ngữ, định dạng ngày giờ, bàn phím rồi click Next
Click Install now
Điền license key hoặc có thể điền sau thì click vào I don’t have a product key 
Chọn phiên bản Windows Server bạn muốn cài
Tích vào I accept …  rồi click Next để tiếp tục
Click vào Custom: Install Windows only . Click vào Upgrade để update nhưng tại đây mình triển khai nên máy ảo nên chọn dòng Custom để cài mới
Chọn ổ đĩa muốn cài đặt
Bước này thiết lập mật khẩu cho Local Administrator. Sau đó click Finish để hoàn thành quá trình cài đặt.
Trên đây là hướng dẫn tạo máy ảo và demo cài Windows Server 2016 lên máy ảo, chúc các bạn thành công.
Tham khảo từ: experts-exchange.com

Cài Đặt Và Cấu Hình ESXi 6.5 lên máy chủ

  • 1 VMware ESXi là gì?
  • 2 Cài đặt ESXi 6.5
  • 3 Cấu hình ESXi 6.5
  • 4 Kết nối ESXi Host

VMware ESXi là gì?

VMware ESXi là thành phần quan trọng trong ảo hóa chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp của VMware (VMware vSphere Hypervisor). VMware ESXi là hệ điều hành cho phép các máy ảo chạy trên nó, có thể coi là thành phần quan trọng nhất trong bộ ảo hóa . VMware ESXi được xây dựng trên nền tảng nguồn mở, sử dụng Linux kernel.
VMware ESXi được cung cấp với các licence khác nhau, với các tính năng khác nhau và giá cả cũng khác nhau. Nhưng do được xây dựng trên nền nguồn mở và để cạnh tranh với các phân mềm ảo hóa khác thì VMware cung cấp cho người dùng phiên bản miễn phí (free licence) với các tính năng cơ bản gồm:
Hỗ trợ không giới hạn CPU vật lý với số core trên mỗi CPU là không giới hạn.
Không giới hạn dung lượng RAM vật lý.
Tối đa trên mỗi máy ảo sẽ được 8-way virtual SMP (Virtual Symmetric Multi-Processing ) – 8 vCPU.
Trước khi được active với key free licence, chúng ta có thể sử dụng đầy đẩu các tính năng trong vòng 60 ngày

Cài đặt ESXi 6.5

Nếu chưa có file ISO bạn có thể tải tại đây: Download ESXi .Sau khi tải về có thể ghi ra CD hoặc Boot từ USB để cài đặt.
Sau khi khởi động máy và chọn boot từ CD/USB ta có màn hình sau:

Quá trình cài đặt bắt đầu tải bộ cài ESXi

Nhấn Enter để tiếp tục:
Nhấn F11 để đồng ý các quy định
Chọn vị trí cài đặt ESXi
Tiếp theo đến phần cài đặt bàn phím, ngôn ngữ và mật khẩu:
Nhấn F11 để bắt đầu cài đặt
Chọn Remove Installation media … để hệ thống không boot vào CD-ROM cài đặt

Sau khi hoàn thành cài đặt, chúng ta tiến hành cấu hình ESXi

Cấu hình ESXi 6.5

Đầu tiên, ta phải log-in vào ESXi

Chọn cấu hình mạng “Configure Management Network”

Đầu tiên bạn phải kiểm tra hệ thống nhận đúng card mạng hay không. Đôi khi máy sẽ không nhận đúng card mạng nên bạn cần chú ý điều này. Sau đó chọn “Network Adapter”

Tiếp theo kiểm tra card mạng ở trạng thái connect hay disconnect

Sau đó nhấn ESC để quay lại và chọn “IPv4 Configuration” để cấu hình IP tĩnh

Nhấn ESC để trở lại chọn “IPv6 Configuration” và chọn Disable IPv6

Nhấn ESC để trở lại và chọn “DNS Configuration” để cấu hình DNS

Nhấn ESC để trở lại và chọn “Custom DNS Suffixes”

Sau khi cấu hình xong chúng ta xác nhận lại một lần nữa và khởi động lại hệ thống.

Kết nối ESXi Host

Sau khi cài đặt và cấu hình xong ESXi các bạn có thể dùng trình duyệt để truy cập vào ESXi Web Client
Chúc các bạn thành công.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Xử lý lỗi VMware Workstation and Device/Credential Guard are not compatible Problem Resolve trên Window 10

Xử lý lỗi VMware không hoạt động trên window 10 do xung đột với Hyper-V

(VMware Workstation and Device/Credential Guard are not compatible Problem Resolve trên Window 10)



1.       Chúng ta cần làm là: Disable Group Policy...
-       Vào Run -> gỏ gpedit.msc  (nhấn phím window + R để mở cửa sổ Run)

 -       Vào: Local Group Policy Editor - Computer Configuration - Administrative Templates - System - Device Guard - Turn on Virtualization Based Security

-       Mở: Virtualization Based Security -> Chọn “Disable” -> OK



-       Vào Control Panel - Uninstall a Program - Turn Windows features on or off - (Tìm và bỏ chọn: Hyper-V -> OK
-       Không cần khởi động lại máy
-       Vào Cửa sổ màn hình DOS bằng quyền Admin

·         Lần lượt chạy các dòng lệnh sau:
-       bcdedit /create {0cb3b571-2f2e-4343-a879-d86a476d7215} /d "DebugTool" /application osloader
-       bcdedit /set {0cb3b571-2f2e-4343-a879-d86a476d7215} path "\EFI\Microsoft\Boot\SecConfig.efi"
-       bcdedit /set {bootmgr} bootsequence {0cb3b571-2f2e-4343-a879-d86a476d7215}
-       bcdedit /set {0cb3b571-2f2e-4343-a879-d86a476d7215} loadoptions DISABLE-LSA-ISO,DISABLE-VBS
-       bcdedit /set hypervisorlaunchtype off
·         Khởi động lại máy và trải nghiệm


Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Làm thế nào để mở lại file Word, Excel hay PowerPoint khi đóng mà chưa kịp lưu?

Đây có thể nói là vấn đề mà rất nhiều người dùng gặp phải, đó là đóng lại các file văn bản, Office vừa làm việc mà quên mất không lưu - Save lại. Hoặc trong trường hợp mất điện đột ngột, máy tính gặp lỗi màn hình xanh, treo máy... tất cả đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy nếu muốn tìm lại những file Excel,Word hoặc PowerPoint chưa kịp lưu đó thì phải làm thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây của Quản Trị Mạng nhé!

1. Lấy lại file Excel 2010, 2016 chưa kịp lưu trên Windows

1.1 Lấy lại file Excel 2016 chưa kịp lưu

Cách 1: Dùng chính ứng dụng Excel 2016 trên máy
Để khôi phục những file Excel bị đóng bất ngờ khi chưa kịp lưu, các bạn làm theo những bước sau:
Bước 1: Vào File > Open > Recent
Chọn Recent trong Excel 2016
Bước 2: Kéo xuống cuối cùng màn hình > nhấp vào Recover Unsaved Workbooks
Chọn Recover Unsaved Workbooks
Bước 3: Bạn sẽ nhìn thấy những file được lưu tự động ở mục này:
Các file Excel chưa lưu sẽ nằm tại đây
Chỉ cần mở đúng file mình cần, sau đó lưu lại là được.
Cách 2: Khôi phục file Excel từ OneDrive
Tất nhiên, cách này chỉ sử dụng được khi bạn sao lưu hoặc đồng bộ các file tài liệu trên máy tính với OneDrive.
OneDrive giữ lịch sử của một phiên bản mà bạn có thể duyệt và khôi phục từ bất cứ khi nào muốn. Bạn có thể lưu chúng vào một thư mục, chẳng hạn như Documents. Dễ dàng nhất để hoàn thành quá trình này thông qua giao diện trình duyệt OneDrive.
Đầu tiên, hãy truy cập trang onedrive.live.com.
Tìm đến file tài liệu bạn cần khôi phục, nhấp chuột phải lên nó, chọn Version history.
Chọn Version history
Bây giờ bạn sẽ thấy một danh sách các phiên bản mà OneDrive đã lưu trữ. Bạn thậm chí có thể xem trước từng phiên bản. Tìm đúng bản mình cần và chọn Khôi phục/Restoređể ghi đè lên phiên bản hiện tại của tài liệu hoặc Tải xuống/Download để tải bản sao của phiên bản đó.
Xem trước các phiên bản trên OneDrive

1.2. Lấy lại Excel 2010 chưa lưu

Liệu các bạn có biết rằng Microsoft đã "bí mật" trang bị 1 tính năng tuyệt vời cho bộ sản phẩm văn phòng Office, giúp người dùng KHÔI PHỤC LẠI NHỮNG VĂN BẢN CHƯA ĐƯỢC LƯU. Và để sử dụng tính năng này, các bạn cần làm theo đúng trình tự sau:
  • Microsoft Office của bạn phải có AutoSave và AutoRecover đang ở trạng thái kích hoạt.
  • Mở ứng dụng Office bạn cần sử dụng.
  • Chọn tab File.
  • Chọn tiếp Recent.
  • Với Word 2010 thì chọn Recover Unsaved Documents, với Excel 2010 thì chọn Recover Unsaved Workbooks còn PowerPoint 2010 làRecover Unsaved Presentations:
mở phần Recent
Với Microsoft Office Word 2010
Khi sử dụng tính năng này, thư mục lưu trữ các bản nháp - Draft của file văn bản sẽ được hiển thị. Bạn hãy tìm đến đúng file cần sử dụng và chọn Open, khi tìm được file dữ liệu bạn cần thì hãy Save As vào thư mục làm việc của bạn trên máy tính. Lưu ý rằng thư mục lưu trữ file nháp đó có địa chỉ khác nhau, tùy vào từng hệ điều hành:
  • Trên Windows Vista/7/8: C:\Users\User_Name\AppData\Local\Microsoft\Office\UnsavedFiles
  • Windows XP: C:\Documents and Settings\User_Name\Local Settings\Application Data\Microsoft\Office\UnsavedFiles
Một lưu ý nữa đi kèm là các bạn tuyệt đối không nên thay đổi đường dẫn lưu file nháp này của Microsoft Office, và thông thường các file nháp này sẽ được lưu trong vòng tối đa là 4 ngày kể từ thời gian khởi tạo. 

2. Khôi phục file Excel chưa lưu trên macOS

Để khôi phục file Excel chưa kịp lưu, bị ghi đè trên macOS bạn cũng có thể làm theo cách 2 như trên Windows, tức là lấy lại file thông qua OneDrive. Ngoài ra, còn một cách lấy file Excel trên máy Mac nữa như sau: 
Mở Finder > Macintosh HD. Nếu bạn không thấy Macintosh HD (hoặc một tên khác cho ổ cứng của bạn), hãy vào Finder > Preferences và chọn Hard disk trong mục Show these items in sidebar.
Hiển thị các ổ đĩa trên Mac
Thông thường, đường dẫn sẽ như sau: Users > [ten_tai_khoan] > Library > Application Support > Microsoft > Office > Office 2011 AutoRecovery
Mở thư mục lưu file Excel trên Mac
Nếu bạn không nhìn thấy Library trong thư mục người dùng của mình, bạn sẽ cần hiển thị file ẩn. Đầu tiên, nhập lệnh sau vào terminal:
defaults write com.apple.finder AppleShowAllFiles YES
Sau đó, Option + nhấp chuột phải vào biểu tượng Finder và chọn Relaunch.
Bạn có thể sử dụng terminal để làm cho quá trình này dễ dàng hơn bằng cách gõ lệnh sau để mở thư mục thích hợp:
open /Users/[ten_tai_khoan]/Library/Application\ Support/Microsoft/Office/Office\ 2011\ AutoRecovery
Tùy thuộc vào phiên bản Office mà các thư mục đích có thể khác nhau. Ví dụ, Excel 2016 lưu các tập tin trong ~/Library/Containers/com.microsoft.Excel/Data/Library/Preferences/AutoRecovery/
Nếu bạn đang gặp vấn đề khi tìm các file AutoRecovery, hãy thử tìm kiếm phiên bản Office của bạn để xem xem chúng được lưu ở đâu. Khi đã tìm thấy file mình cần, chỉ cần nhấp đúp vào để mở chúng và lưu chúng ngay lập tức.
Lưu ý rằng, Excel chỉ giữ file AutoRecovery này trong một khoảng thời gian giới hạn, vì vậy tốt nhất nên luyện thói quen nhấn Ctrl + S ngay khi ngừng gõ.

3. Thiết lập AutoSave và AutoRecover trong Office:

Để kích hoạt hoặc tùy chỉnh các tính năng này, các bạn làm theo bước chọn File > Option > Save:
chọn Options
Các bạn nhớ đánh dấu tích vào cả 2 ô: Save AutoRecover... và điền số phút (thời gian Office sẽ tự lưu văn bản của bạn mà không cần phải bấm Ctrl + S) và Keep the last autosaved version if i close without saving (giữ lại bản tự lưu cuối cùng nếu bạn đóng cửa sổ mà chưa kịp lưu file).
Trong AutoRecover file location, bạn chọn vị trí muốn lưu các file mà ứng dụng tự động lưu.
Chúc các bạn thành công!
Theo: quantrimang.com