Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Hướng dẫn cài đặt phần mềm Lotus Notes 6.5

-          Bộ đĩa cài đặt
o  Bộ cài Domino Server 6.5

o  Bộ cài Notes allClient 6.5
Kết quả hình ảnh cho lotus notes 6.5

Quy trình cài đặt

 Cài đặt và thiết lập cấu hình  máy chủ

Bao gồm:
-          Cài đặt Domino Server 6.5
-         Cài đặt Notes allClient 6.5
-         Cài đặt phần mềm QLCVĐĐ&HSCV
-         Thiết lập hệ thống kết nối gửi nhận dữ liệu
 Ai có nhu cầu xin liên hệ phía dưới

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Tổng quan về Lotus Domino (IBM)

Lotus Notes Domino là gì?
Hệ thống Lotus Notes/ Domino là một hệ thống tích hợp thư tín điện tử và các ứng dụng Web, cho các công ty, tổ chức có thể cải thiện khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng và tiến trình thương mại của họ.
Domino là một giải pháp mở, có kiến trúc thống nhất, đã được các công ty lớn trên thế giới tin tưởng để xây dựng các hệ thống thông tin bảo mật, các ứng dụng mang tính chất cộng tác và thương mại. Các máy chủ Domino đã cài đặt một hệ thống tiêu chuẩn với Internet, đơn giản trong quản trị hệ thống và tích hợp với các hệ thống nền. Với quá trình phát triển lâu dài, Lotus Notes/ Domino đã vượt qua các rào cản về sử dụng chung tài nguyên, quản lý hệ thống, phân phối thông tin, trợ giúp người sử dụng với các tiến trình đồng bộ và tự động, đã giúp cho khách hàng cải tiến các hoạt động trong công ty mình.
Lotus Notes/ Domino làm cho các tiến trình thông tin, cộng tác và phối hợp giữa các nhân viên trong công ty được đồng bộ và dễ dàng. Nó là sự kết hợp của các cơ sở dữ liệu hướng văn bản, một cơ sở hạ tầng về thư tín điện tử mởi rộng và sự phát triển ứng dụng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành.
Lotus Notes/ Domino đang dẫn đầu trong thị trường phần mềm mô hình Client/Server cho hệ thống thông tin cộng tác và thương mại điện tử. Với sức mạnh của hệ thư tín điện tử và truyền dẫn dữ liệu, nó có thể mang đến cho bạn tất cả những thông tin mà bạn cần như:
  • Thư tín điện tử (Email)
  • Lịch làm việc
  • Các công việc cần làm ( To do list)
  • Sổ địa chỉ ( Address book)
  • Tìm kiếm địa chỉ trên Internet
  • Trình duyệt Web
  • Phần mềm thư tín theo chuẩn Internet
  • Bảo mật thông qua chứng thực điện tử
 Các phần mềm trong hệ thống Lotus
1. Phần mềm phía máy chủ
  • Domino Application Server
 Domino Application Server là sự kết hợp giữa hệ thống thư tín điện tử và các máy chủ ứng dụng. Hệ thống này làm cho người sử dụng đơn giản trong việc tích hợp các hệ thống nền với các tiến trình thương mại. Các ứng dụng được phát triển nền các máy chủ này được sử dụng tính năng thư điện tử tạo ra các ứng dụng mang tính cộng tác và đồng bộ.
  • Domino Messaging Server
Domino Messaging Server được sử dụng cho hệ thống thư điện tử, lịch và thời khóa biểu. Nó đã được xây dựng sẵn bên trong một hệ thống e-mail và ứng dụng cộng tác bao gồm cả diễn đàn thảo luận. Domino Messaging Server kết hợp sự hỗ trợ các công nghệ mới nhất của Internet với các đặc điểm tiên tiến của hệ thống thư điện tử, khả năng tin cậy và tốc độ cao.
  • Domino Enterprise Server
Domino Enterprise Server hỗ trợ giống như Domino Application Server, nhưng cộng thêm vào đó khả năng hỗ trợ về cluster và khả năng sẵn sàng đáp ứng cao.
2. Phần mềm phía máy trạm – Lotus Notes
  • Domino Designer: dùng cho các máy trạm phát triển ứng dụng ( giống như với Visual Studio)
  • Domino Administrator: dùng cho máy trạm quản trị hệ thống
  • Mobile Client
  • iNote Web Access
  • iNote for Microsoft Outlook

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Chuyện người đàn bà chăm sóc con trăn và cái kết

Đây là một câu chuyện có thật kể về một người phụ nữ Ấn Độ sống ở thời trung cổ. Bà ta có nuôi một con thú cưng, vâng 1 con trăn, bà ấy rất thương con trăn dài tới hơn 4m và trông rất khỏe mạnh này. Bỗng một ngày con trăn không chịu ăn những gì bà ta đưa cho nó nữa, vài tuần sau nó vẫn tiếp tục không ăn. Lo lắng mình sẽ mất con trăn, bà ta đã đưa nó tới thầy lang về thú y trong làng.
Kết quả hình ảnh cho con trăn
Sau khi nghe bà ta kể lại sự tình, ông thầy lang hỏi lại bà:
-Bà có để con trăn ngủ chung với mình ban đêm không? và bà có thấy con trăn cuốn lấy thân thể bà không?
-Có thưa thầy, nó làm điều đó hàng ngày, con rất buồn vì không thể giúp ích gì cho nó.
Sau khi nghe xong, ông thầy lang đã nói với bà một điều khiến bà sửng sốt " Con trăn của bà không bị bệnh gì cả, chỉ là nó sắp ăn thịt bà thôi "
" Mỗi lần nó cuốn lấy thân thể bà là nó đang dùng chính độ dài của mình để đo lại kích thước của con mồi, và nó cũng cần thời gian để cơ thể nó đạt được kích thước có thể nuốt trọn bà."
Câu chuyện này muốn dạy chúng ta rằng: " Có những người tám chuyện và đi chơi với bạn 24/7 để bạn có thể cảm thấy được đối với họ bạn có vị trí như thế nào và cũng là để lấy lòng bạn. Tuy nhiên bạn cần phải xác định rõ ý định thật sự của việc kết bạn là gì? Những cái ôm, những nụ hôn đôi khi không đến từ lòng thành tâm. Đừng bao giờ sợ kẻ thù tấn công bạn, mà hãy dè chừng những người giả vờ kết thân để làm hại bạn.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Giải thích các thông số trong lệnh TOP trên CentOS

Hệ điều hành MS Windows có Task Manager để quản lý hiệu suất và các tác vụ của máy tính theo thời gian thực với giao diện trực quan dễ hiểu. Còn đối với các hệ điều hành Linux thì sử dụng lệnh top với nhiều chi tiết hơn, nhưng các thông số nhìn trông hơi rối rắm, và khó hiểu. Cho nên mình viết bài này để giải thích về các thông số đó, hy vọng sẽ giúp các bạn biết được tài nguyên máy chủ của mình đang thừa hay thiếu, có nên nâng cấp hay không, hoặc để quản lý các tiến trình trên máy chủ hiệu quả hơn.
Màn hình theo dõi hiệu suất và các tác vụ của máy chủ.

Giải thích các thông số

Trong màn hình trên các bạn có thể thấy có rất nhiều thông số, và được chia thành 2 phần riêng biệt. Giờ chúng ta cùng tìm hiểu từng phần một.

Phần trên

Phần trên có rất nhiều thông tin liên quan đến máy chủ của bạn như: thời gian đã hoạt động (uptime), mức tải trung bình (load average), tình trạng các tác vụ (tasks), CPU, RAM.
top-header
  1. Dòng 1: chứa thời gian uptime, mức tải trung bình – load average được thể hiện trong ba khoảng thời gian khác nhau: trong 1, 5 và 15 phút. Giá trị lớn nhất của load average phụ thuộc vào số lõi (core) của CPU, nếu CPU có:
    • 1 lõi: thì load average có giá trị lớn nhất là 1.00
    • 2 lõi: là 2.00
    • 8 lõi: là 8.00
  2. Dòng 2: số lượng các tác vụ, đang chạy, đang ở trạng thái nghỉ, đã dừng hẳn, chưa dừng hẳn (hoặc bị treo).
  3. Dòng 3: phần trăm tải của CPU, bao gồm:
    • %us (user cpu time): phần trăm do tiến trình của người dùng (non root) sử dụng
    • %sy (system cpu time): phần trăm do tiến trình của hệ thống (root) sử dụng
    • %ni (user nice cpu time): phần trăm do các tiến trình có mức độ ưu tiên thấp sử dụng
    • %id (idle cpu time): phần trăm CPU đang rảnh
    • %wa (io wait cpu time): phần trăm CPU để đợi trong khi các tiến trình I/O đang xử lý
    • %hi (hardware irq): phần trăm để xử lý gián đoạn phần cứng
    • %si (software irq): phần trăm để xử lý gián đoạn phần mềm
    • %st (steal time): phần trăm do máy ảo sử dụng
  4. Dòng 4: Thống kê về lượng RAM được sử dụng, tính theo KB.
  5. Dòng 5: Thống kê về lượng Swap (RAM ảo) được sử dụng, tính theo KB.

Phần dưới

Phần dưới dùng để theo dõi cụ thể các tiến trình đang chạy trên server cùng với các thông tin liên quan đến nó.
top-footer
  1. PID (process ID): ID của tiến trình.
  2. USER: Chủ nhân (owner) của tiến trình.
  3. PR (priority): Mức độ ưu tiên của tiến trình, từ -20 (rất quan trọng) đến 19 (không quan trọng).
  4. NI (nice value): Giá trị sửa đổi mức độ ưu tiên của tiến trình, giá trị này được gọi là nice bởi vì nó được coi là tốt hơn giá trị cũ ở cột PR.
  5. VIRT (virtual memory): Bộ nhớ ảo đã sử dụng, bộ nhớ ảo này là sự kết hợp giữa RAM và swap.
  6. RES (resident memory): Bộ nhớ vật lý (RAM) do tiến trình sử dụng, tính theo KB.
  7. SHR (shared memory): Bộ nhớ chia sẻ do tiến trình sử dụng, bộ nhớ chia sẻ là bộ nhớ dùng chung với các tiến trình khác.
  8. S: Trạng thái của tiến trình:
    • R (running): đang chạy
    • D (sleeping): đang tạm nghỉ, có thể không bị gián đoạn (interrupted)
    • S (sleeping): đang tạm nghỉ, có thể bị gián đoạn (interrupted)
    • T: đã dừng hẳn
    • Z (zombie): chưa dừng hẳn (hoặc bị treo)
    Các trạng thái này có liên quan đến thống kê số lượng các tác vụ ở phần trên.
  9. %CPU: Phần trăm CPU do tiến trình sử dụng (trong lần cập nhật cuối – không phải thời gian thực).
  10. %MEM: Phần trăm RAM do tiến trình sử dụng (trong lần cập nhật cuối – không phải thời gian thực).
  11. TIME+: Thời gian cộng dồn mà tiến trình (gồm cả tiến trình con) đã chạy.
  12. COMMAND: Tên của tiến trình hoặc đường dẫn đến lệnh dùng để khởi động tiến trình đó.
(Sưu tầm)

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Cấu hình tăng tốc cho NGINX Full

Nhắc tới NGINX chắc các bạn đã quen thuộc rồi, NGINX là một web server hiệu suất cao nhưng hoạt đông rất nhẹ nhàng, tiêu tốn ít tài nguyên. Trong bài này mình sẽ nói về việc cấu hình tăng tốc choNGINX, có rất nhiều cách để tăng tốc độ tải trang web của bạn thông qua việc cấu hình nginx, sau khi tối ưu, mình đã giảm load time từ 13,04s xuống còn 3,58s, quá ấn tượng phải không ?
  • Mục lục nội dung
    1.     Cấu hình worker_processes
    2.     Cấu hình worker_connection
    3. Tắt log
    4. Bật nén gzip
    5. Sử dụng FastCGI Cache
    6. Cấu hình nginx để chịu được nhiều người online
    7. Sendfile, tcp_nodelay và tcp_nopush
    8. Sử dụng Keep-alive
    9. Bật Browser Cache
    10.  Hãy chỉ sử dụng NGINX, đừng dùng nó làm proxy cho Apache
    11. Hãy cài đặt NGINX từ source code và chỉ cài đặt các module cần thiết

Tất cả đều thực hiện trong file nginx.conf, bạn mở file nginx.conf theo đường dẫn /etc/nginx/nginx.conf


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Tạo slide đẹp cho thuyết trình PowerPoint với 8 bí quyết

Với bất cứ bài thuyết trình PowerPoint, việc tìm nội dung và cách truyền tải nội dung đó tới người xem sao cho thật hấp dẫn sẽ giúp bạn ghi điểm khá nhiều. Bên cạnh đó, mẫu silde cũng đóng góp vào sự thành công của từng bài thuyết trình.
Nếu bạn tạo nên những mẫu slide đẹp, độc đáo, với những ý tưởng táo bạo chắc chắn sẽ càng tạo ấn tượng với người xem. Ngược lại, với những slide tẻ nhạt, nhàm chán sẽ khiến người xem không còn hứng thú nữa. 8 mẹo sau mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi làm thuyết trình.

1. Nên sáng tạo mẫu slide thuyết trình:

Bất cứ ai cũng đều đánh giá cao bài thuyết trình có nhiều sáng tạo độc đáo. nếu chúng ta dùng khuôn mẫu sẵn có của PowerPoint thì nhìn sẽ rất chán, và đôi khi mẫu của PowerPoint còn quá nhiều chữ.
Bạn hãy thoải mái sáng tạo các mẫu slide trong bài thuyết trình của mình để tạo được dấu ấn cá nhân trong mắt người xem.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

2. Lựa chọn màu sắc phù hợp:

Đừng chỉ nên dùng một gam màu nóng hay lạnh trong bài, mà hãy kết hợp chúng sao cho thật phù hợp, khéo léo với nhau. Bạn hãy thử nghĩ xem, nếu một bài thuyết trình được tạo nên bởi nhiều màu sắc sẽ trở nên sống động hơn rất nhiều. Thử lên ý tưởng cho những kiểu phối màu nhé.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

3. Sử dụng đúng font chữ:

Mỗi một bài thuyết trình đều cần lựa chọn đúng font chữ để phù hợp với bố cục của bài. Điều này còn ảnh hưởng đến cảm nhận của người xem. Nếu font chữ Times New Roman quá đơn điệu, font Comic Sans thì sẽ thiếu nghiêm túc. Người ta cũng khuyên chỉ nên dùng các font chữ "hoa lá" ở trên tiêu đề và chỉ dùng nếu dễ đọc. Một số font chữ được đánh giá là dễ nhìn nhất, dễ phù hợp nhất bao gồm Helvetica, Arial hay Calibri.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

4. Điều chỉnh chữ phù hợp bố cục:

Khi lựa chọn đúng font chữ, bạn cũng nên chú ý bố cục của chữ phù hợp với mẫu slide. Những khổ chữ dày đặc có thể làm giảm sự tập trung của người ngồi dưới, hoặc khiến người ta chú tâm vào việc đọc mà xao nhãng việc nghe thuyết trình. Bạn đừng quá tham lam khi nhồi nhét các từ vào ít dòng, nếu cần hay chia nhỏ ý để diễn giãi rõ nghĩa mà người xem lại không bị "nghẹt thở" bởi các dòng chữ trên slide.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

5. Lựa chọn hình ảnh ý nghĩa:

Dù ở bất cứ đâu cũng vậy, hình ảnh dễ dàng truyền tải hơn các dòng chữ. Đặc biệt, ảnh gây sự chú ý sẽ càng tăng tác dụng của nó. Vì thế trong bài thuyết trình của mình, bạn hãy cố gắng sử dụng các hình ảnh thật khéo léo, phù hợp với nội dung của từng slide.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

6. To là đẹp

Sử dụng những hình ảnh to, rõ nét hoặc thông điệp nổi bật cũng là cách để lôi kéo sự chú ý của người xem. Tránh sử dụng hình ảnh có độ phận giải thấp, mờ hình hoặc có kích thước bé. Hay cỡ chữ quá bé khiến người đọc không còn chú ý vào bài thuyết trình.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

7. Sử dụng Infographic:

Thay vi sử dụng bảng dữ liệu thông kê khô khan với hàng trăm chữ và số dày đặc, bạn có thể thay bằng Infographic với hình ảnh thú vị hơn. Người xem vẫn có thể nắm được những ý chính, nhưng không phải đọc quá nhiều. Điều đó sẽ khiến người xem cảm thấy bị cuốn hút vào hàng loạt Infographic mà bạn sử dụng.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau

8. Tìm cảm hứng cho mẫu slide:

Cảm hứng sẽ dễ dàng hơn khi bắt nguồn từ nhưng sự kiện, đặc biệt trong cộng đồng với lượng người đông đảo. Bạn có thể lên mạng, tìm kiếm cảm hứng cho mình hoặc tham ga những cộng đồng mạng như SlideShare, website về thiết kế để tạo hứng khởi cho bản thân.
Tạo slide đẹp cho thuyết trình Power Point với 8 mẹo sau
Nếu bạn đang lên kế hoạch làm slide cho bài thuyết trình, hãy tham khảo bài viết này nhé,. Biết đâu sẽ có những ý tưởng mới lạ chợt nảy ra khi bạn đọc bài viết này thì sao.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Cập nhật: 07/05/2016Nguyễn Trang (Tham khảo)